Cách nào xử lý nền móng yếu trong xây dựng nhà để chống lún, chống nghiêng

Cách nào xử lý nền móng yếu trong xây dựng nhà để chống lún, chống nghiêng

Cách nào xử lý nền móng yếu trong xây dựng nhà để chống lún, chống nghiêng

Nền móng nhà đóng vai trò quan trọng trong kết cấu xây dựng của những ngôi nhà. Bởi thế, các nhà thầu phải luôn đảm bảo được chất lượng an toàn của móng nhà và đặc biệt phải tránh gây tình trạng xấu như nhà lún, nứt tường hay nghiêm trọng hơn ngôi nhà của bạn sẽ có khả năng nghiêng nếu nền móng nhà không vững chắc. Những hậu quả gây ra khi nền móng nhà yếu rất khôn lường đáng nói như có thể gây đổ sập gây thiệt hại về vật chất, tiền bạc, thời gian và nguy hiểm hơn chính là những tai nạn đến đáng tiếc liên quan đến con người. Vì vậy hãy cùng Thiên Tường Victory tìm hiểu thêm về nền móng nhà và cách xử lý móng nhà yếu và cách chống lún chống nghiêng nhà trong xây dựng để ngôi nhà của bạn thêm vững chắc nhé !

1. Móng nhà là gì và vai trò của móng nhà trong xây dựng ?

Móng nhà hay nền móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của ngôi nhà đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của cả ngôi nhà vào nền đất bảo đảm cho nhà chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu hay khối lượng của ngôi nhà. Nền móng nhà đảm bảo sự chắc chắn của cả ngôi nhà bạn. Móng phải được thiết kế, xây dựng và thi công không bị lún gây ra nứt, nghiêng hoặc đổ vỡ. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng lớn nhất của cả ngôi nhà, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Bởi vậy, móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả ngôi nhà.

Móng nhà là khâu cực kỳ quan trọng trong xây dựng nhà ở - Thiên Tường Victory

2. Những dấu hiệu thường thấy của một nền móng nhà yếu

Các vết nứt nhỏ xuất hiện ở tường nhà, cột nhà, trần nhà
Khi móng nhà yếu sẽ giảm đi sức chịu tải của móng nhà. Khi đó tường nhà, cột nhà, trần nhà sẽ không chống đỡ được nên sẽ gây ra các vết nứt lớn, nhỏ. Nếu như khu vực bạn ở bị khô hạn nhiều nhiều ngày, bạn kiểm tra có vết nứt thì móng nhà đã yếu do đất khô. Các vết nứt cũng có thể xuất hiện khi có các thiên tai như lũ lụt, chấn động lớn….

Các khung cửa sổ và cửa chính bị cong vênh
Khi các khung cửa sổ và cửa ra vào có hiện tượng cong vênh thì có thể móng nhà đã bị yếu. Áp lực tác động lên gây tình trạng lún nên ảnh hưởng đến hình dạng của khung cửa.

Nền nhà bị nứt vỡ
Nền nhà có dấu hiệu nứt vỡ là đang trong tình trạng báo động khi phần móng không được lấp đầy trong khi thi công. Khi nhận ra nhà của mình có dấu hiệu trên nên kịp thời tìm hướng giải quyết để tránh tình trạng xấu hơn xảy ra.

3. Nguyên nhân khiến móng nhà yếu, nhà bị lún, nền nhà bị lún, móng nhà bị lệch, nhà đang xây bị lún

Móng nhà yếu, nền nhà lún do kết cấu sai làm cho nhà bị nhà nghiêng
Kết cấu sai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nền nhà bị lún. Nguyên nhân này xảy ra do gia chủ, kiến trúc sư, kỹ sư, thợ thi công tính sai lực lún, thi công xử lý nền móng không hợp lý. Nhiều trường hợp xảy ra do trong quá trình thi công diện tích phần nền móng có những sai lệch so với bản thiết kế ban đầu.

Gia cố nền móng vững vàng sẽ giúp ngôi nhà vững chắc hơn trong nhiều năm - Thiên Tường Victory

Một số vị trí trong nhà thường xảy ra hiện tượng lún cao nhất là ban công, trần nhà, cầu thang, cửa chính, cửa sổ, cột nhà, tường nhà... do lực của ban công, cột, tường thường lớn hơn lực ở bên trong. Tuy nhiên việc tính toán lực lún rất quan trọng những người thiết kế thường bỏ qua dẫn đến tính lực cột không đúng, tính diện tích nền móng không phù hợp gây ra nhà bị lún không đều.

Do gia cố móng không chính xác nên sau này cần phải xử lý nhà nghiêng
Việc những người thợ thi công gia cố móng, xử lý nền móng, không chính xác là nguyên nhân ảnh hưởng đến độ lún của công trình. Cụ thể, nhiều công trình được đóng cừ tràm và phủ lên lớp cát dày 10cm đến 20cm gây ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo nền móng. Áp lực của ngôi nhà khiến nền móng cát bị lún xuống tạo ra dòng chảy gây lún. Nền nhà bị lún cũng có thể do nhiều công trình có chiều dày lớp cát đệm không đều nhau.

Không những thế, lớp cát phủ thường không được liên kết tốt với khối cừ tràm khiến độ cứng nền móng yếu, dễ bị rung động, nhà bị rung khi có lực mạnh ở gần hoặc khi xe chạy qua. Vì thế khi thi công nhà ở, bạn nên yêu cầu thợ đặt một lớp bê tông lót vào đầy hết lớp cừ tràm giúp tạo thành khối chịu lực, hạn chế tình trạng lún nền.

Nền lún do quá trình thi công ngôi nhà
Một nguyên nhân phổ biến gây lún nhà, lún công trình, nhà đang xây bị lún thường là do việc thi công kém chất lượng, không đúng kỹ thuật ban đầu. Có thể là vật liệu thi công không tốt, ảnh hưởng đến cấu trúc nền móng, khiến móng bị lỏng lẻo, không đảm bảo sự chắc chắn và an toàn.

Việc nền nhà bị lún cũng do các công trình xung quanh không đảm bảo chất lượng về việc xử lý nền móng. Ngôi nhà mới xây đào móng lún có thể ảnh hưởng đến độ nghiêng, độ lún của ngôi nhà đã xây thời gian trước và chính độ lún công trình đó.

4. Cách xử lý nền móng yếu trong xây dựng nhà để chống lún, chống nghiêng

Xử lý về kết cấu công trình
Nếu các điều kiện biến dạng không thỏa mãn như lún hoặc lệch quá lớn do nền đất yếu, sức chịu tải bé thì kết cấu công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, nó có thể bị phá hỏng hoàn toàn hoặc cục bộ. Mà nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa quan tâm đúng mực đến nền đất yếu. Do đó, chúng ta cần quan tâm đến các biện pháp về kết cấu công trình nhằm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền hoặc tăng khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Cụ thể, chúng ta có thể dùng các biện pháp sau:

Với những biện pháp trên sẽ giúp tạo phần kết cấu công trình trở nên vững chắc, khắc phục được vấn đề nền móng yếu khi xây dựng công trình.

Thay đổi chiều sâu chôn móng
Đây là cách phổ biến nhất được áp dụng khi xử lý móng nhà trên nền đất yếu. Chiều sâu móng là độ sâu từ mặt đất lên đến hố móng. Chúng ta có thể giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền bằng cách thay đổi chiều sâu móng. Trị số sức chịu tải của nền tăng, ứng suất gây lún cho móng giảm khi tăng chiều sâu chôn móng nên độ lún của móng giảm. Ngoài ra, tăng độ sâu cho móng giúp đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt và ổn định hơn.

Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc giữa yếu tố kỹ thuật và kinh tế khi quyết định tăng chiều sâu chôn móng bởi đây là 2 yếu tố trái ngược nhau. Rất khó có thể vừa kinh tế ít mà lại có kỹ thuật tốt được.

Thay đổi hình dạng và kích thước móng
Thay đổi kích thước và hình dạng móng có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng trên mặt nền, vì vậy cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền.

Áp lực tác dụng lên mặt nền và độ lún công trình giảm khi diện tích đáy móng tăng. Do đó, tùy vào địa chất nơi bạn định xây nhà sẽ quyết định nhà chúng ta sử dụng móng cọc, móng băng hay móng đơn

Tuy nhiên, biện pháp này không phù hợp khi đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu.

Thay đổi loại móng và độ cứng của móng
Tùy vào điều kiện địa chất của công trình mà loại móng và độ cứng của móng sẽ thay đổi cho phù hợp. Đối với các công trình xây dựng, ba loại móng là móng đơn, móng băng, móng bè thường được áp dụng nhất. Do đa dạng về loại móng mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng loại móng phù hợp. Như trường hợp móng băng được sử dụng nhưng biến dạng vẫn lớn, cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng, khi này độ cứng của móng sẽ được tăng lên. Thực tế, độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì độ biến dạng càng bé và độ lớn móng sẽ bé.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tăng chiều dày móng và tăng cốt thép dọc để chịu lực, tăng độ kết cấu bên trên, bố trí thêm các sườn tăng cường để xử lý nền móng trên nền đất yếu.

Dùng cọc tre và cọc tràm
Đây là cách làm truyền thống, khi công nghệ chưa phát triển để xử lý móng nhà trên nền đất yếu. Cách này chỉ được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ.

Để làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún, chúng ta thường dùng cọc tràm, tre có chiều dài 3-6m. Theo kinh nghiệm thực tiễn, để làm móng cho 1m2 diện tích nhà cần dùng 25 cọc tre hoặc cọc tràm.

Khi điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý, việc sử dụng cọc tre, cọc tràm để làm móng đòi hỏi phải chống lún bằng cọc có tiết diện nhỏ.

Đặc biệt, cọc phải được đóng chìm sâu dưới mực nước ngầm thì mới có hiệu quả. Cọc sẽ mất tác dụng và bị mục nếu đóng trên mực nước ngầm.

Sử dụng loại móng cọc
Khi xử lý móng nhà trên nền đất yếu, loại cọc đầu tiên được suy xét để áp dụng là móng cọc. Do đó, móng cọc được sử dụng ngày càng phổ biến.

Móng cọc thích hợp sử dụng khi xây nhà trên nền đất yếu, có địa hình phức tạp như ao hồ, đất mượn, đất vượt

Chúng ta cần tính toán chọn sơ bộ số lượng cọc chính xác để tránh gây lãng phí. Số lượng cọc phụ thuộc vào tải trọng truyền vào đầu cột, độ sâu chôn móng.

Máy ép cọc cũng phải được lựa chọn dựa theo nguyên tắc lực ép phải lớn hơn 15% tải trọng động

Tuy nhiên, đối với nhà cấp 4, loại móng cọc được áp dụng khá ít do chi phí ép cọc cao và nền kết cấu không cần thiết.

Xử lí nhà bị nghiêng là khâu khắc phục hậu xây dựng, sẽ cần đơn vị thi công uy tín - Thiên Tường Victory

5. Một số lưu ý ban đầu khi thi công giúp tránh tình trạng móng yếu

Để công trình sau khi đưa vào sử dụng không xảy ra tình trạng móng yếu thì chủ nhà cũng như đơn vị thi công cần lưu ý một số điều sau. 

Ngôi nhà hoàn chỉnh cũng giống như một cơ thể sống của con người. Nếu nói con người có thân xác và tâm hồn thì ngôi nhà của chúng ra cũng vậy. '' Phần xác'' đại diện cho phần vỏ bao bọc bên ngoài, còn '' Phần hồn '' là công năng sử dụng, tiện ích về mặt không gian và chứa đựng năng lượng bí ẩn và mạnh mẽ. Mỗi một ngôi nhà có một không gian riêng, mỗi không gian có điểm mạnh, điểm yếu, điểm riêng biệt, do vậy, mỗi nhà thầu cần phải biết khai thác điểm mạnh, xóa nhòa điểm yếu, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và phong cách chủ nhà hướng đến, giúp ngôi nhà và không gian trong nó trở nên hoàn thiện và bền vững. Để yên tâm có một ngôi nhà vững chắc, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến Thiên Tường Victory theo số Hotline: 0969 068 602 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN TƯỜNG VICTORY


 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Chỉ đường
Zalo
Hotline